Kết quả tìm kiếm cho "3.300ha đất trồng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 135
Xã Lê Chánh (TX. Tân Châu) đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Thành quả này là minh chứng sinh động cho quyết tâm chính trị, tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận của Nhân dân và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị.
Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì, phối hợp trung tâm khuyến nông các địa phương triển khai trong vụ đông xuân 2024 – 2025, dưới sự chủ trì của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Với 6 mô hình tại tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ, quy mô 300ha, dự án thu hút 127 hộ nông dân tham gia, tiếp cận hàng ngàn lượt nông dân khác.
Xác định nông nghiệp là nền tảng, Chợ Mới chủ động khai thác tiềm năng đất đai; chuyển dịch màu, cây ăn trái và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trồng lúa áp dụng theo kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” kết hợp phương pháp ngập khô xen kẽ là cách mà các nông dân ở huyện Phú Tân được hướng dẫn khi tham gia mô hình thuộc Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta).
Trong 2 ngày 24, 25/2, Đảng bộ xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đảng bộ cơ sở được Huyện ủy Thoại Sơn chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các Đảng bộ cơ sở trên địa bàn huyện.
Năm 2025, UBND huyện An Phú sẽ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất và tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản địa phương. Đồng thời, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất, huyện An Phú hình thành các vùng chuyên canh xoài hướng đến phục vụ xuất khẩu. Đến nay, huyện đầu nguồn đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu, giúp nông dân gia tăng giá trị trái xoài keo để nâng cao thu nhập.
Nhiều năm nay, An Giang quan tâm mời gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, với mong muốn sản phẩm làm ra có đầu ra ổn định. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn khá “khiêm tốn” so với kỳ vọng.
Để đảm bảo tổ chức sản xuất thắng lợi vụ thu đông 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ động triển khai các giải pháp. Đồng thời, phối hợp các ngành, địa phương kịp thời khuyến cáo, hướng dẫn nông dân chủ động ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi và tăng cường liên kết, áp dụng cơ giới hóa cùng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm.
Qua 45 năm thành lập và phát triển, xã Định Thành (huyện Thoại Sơn) đã gặt hái nhiều “quả ngọt”. Địa phương đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017, hoàn thành NTM nâng cao năm 2020 và là một trong 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh An Giang.
Hệ thống công trình thủy lợi vùng Bảy Núi được đầu tư, đưa vào sử dụng không chỉ giúp người dân chủ động mở rộng diện tích canh tác, mà còn mạnh dạn áp dụng phương thức luân canh, tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo nguồn thu nhập ổn định.
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.